Giúp trẻ mầm non làm quen với bảng chữ cái Tiếng Việt tại nhà
Thay vì đặt nặng việc học tạo áp lực tâm lý cho trẻ, cha mẹ hãy để con tiếp xúc với bảng chữ cái Tiếng Việt tại nhà đơn giản cùng ICANKid
Cho trẻ làm quen với chữ viết trong những năm đầu tiên của trẻ là một nội dung giáo dục quan trọng. Đây là sự khởi đầu tạo nền tảng cho trẻ sẵn sàng cho việc học Tiếng Việt khi đến tuổi đi học. Tuy nhiên, việc dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non đối với các bậc cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng, bởi trẻ chưa có sự tập trung lâu dài so với các lứa tuổi lớn hơn.
Bởi thế, thay vì việc đặt nặng học hành tạo ra áp lực tâm lý cho trẻ, cha mẹ hãy để con tiếp xúc với các con chữ một cách tự nhiên và thoải mái nhất thông qua hát, nhảy, nghe nhạc và vui chơi cùng chữ cái theo cách của riêng mình. Hoặc nếu con chưa chủ động làm điều đó, cha mẹ có thể hướng con đến chơi học ứng dụng ICANKid nhé.
ICANKid bám sát bộ tiêu chuẩn tiền tiểu học của Bộ GD & ĐT
Trải nghiệm làm quen Tiếng Việt trên ICANKid, các bé được chuẩn bị nền tảng sẵn sàng cho việc học đọc và viết. Chương trình được phát triển và kiểm định bởi các chuyên gia trong ngành Giáo dục và bám sát bộ tiêu chuẩn tiền tiểu học của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho trẻ mầm non.
Trẻ làm quen với chữ cái, dấu thanh và ghép vần đơn giản qua hàng trăm hoạt động trò chơi video học chữ, bài hát, điệu nhảy, và các bài thơ, đồng dao, ca dao. Không những vậy, trẻ phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt và hiểu biết phong phú qua hàng trăm truyện cổ tích, truyện tranh nói tương tác đến từ Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn Học và Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.
ICANKid sử dụng phương pháp giải trí lồng ghép bài học linh hoạt
- Phương pháp Ngữ âm (Phonics): Với phương pháp này bé phát triển được tư duy phân tích, tổng hợp rút ra quy tắc ghép vần chủ động thay vì học thuộc lòng thụ động. Trẻ sẽ được làm quen với cách phát âm và tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt và đọc các từ đơn giản qua ghép âm, vần và dấu thanh.
Phương pháp này đang giúp hàng trăm triệu trẻ em trên toàn thế giới học hiệu quả tiếng mẹ đẻ ở các ngôn ngữ khác như Tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha. Qua phương pháp học này, trẻ sẽ chủ động và dễ dàng tiếp cận việc học tiếng Việt một cách khoa học của trẻ bản ngữ.
- Phương pháp tiếp cận Đa giác quan (Multisensory) và phương pháp Phản xạ toàn thân - Total Physical Response (TPR): Trẻ ghi nhớ và tiếp xúc với con chữ, số đếm qua các trò chơi tương tác, di - chạm ngón tay với chữ cái và kiến thức, cùng với việc xem và nghe bài hát học từng chữ cái với diễn hoạt cử chỉ sinh động của giáo viên và diễn viên nhí cùng lứa tuổi. Các ngữ liệu vui vẻ, thơ, đồng dao và hình ảnh minh hoạ sinh động giúp bé thẩm thấu ngôn ngữ hứng thú, tự nhiên.
- Phương pháp “Luyện tập cách quãng" trong đó các kiến thức được sắp xếp học và ôn một cách xen kẽ, lặp lại một cách khoa học, được chứng minh tăng hiệu quả ghi nhớ của trẻ hơn 70%.
- Áp dụng phương pháp 5E tiên tiến của thế giới lấy người học làm trung tâm, trải nghiệm khép kín vòng học tập trong mỗi bài học 5 bước:
Bước 1. Khởi tạo sự chú ý
Bước 2. Khám phá
Bước 3. Thực hành
Bước 4. Áp dụng
Bước 5. Ôn luyện, đánh giá
Như vậy, có thể tóm lại rằng các con thường rất ham chơi và khó có khả năng tập trung lâu dài, nên cha mẹ cần thật sự kiên nhẫn khi dạy con học chữ. Dù dạy con theo phương pháp nào, cha mẹ cũng nên chú ý yếu tố tiên quyết đó là truyền được sự hứng khởi và đam mê cho con. “Học mà chơi, chơi mà học” chính là chìa khóa thành công trong việc giáo dục con trẻ.