Truyền thuyết về ngày Halloween và ý nghĩa giáo dục cha mẹ không nên bỏ lỡ!
Trẻ em và người lớn khắp nơi trên thế giới đang mong chờ và háo hức đón ngày lễ Halloween. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý nghĩa, truyền thuyết về ngày Halloween như thế nào thì cha mẹ và bé hãy cùng ICANKid tìm hiểu ngay sau đây nhé:
Xem thêm:
- Top 5 trò chơi cho bé ở nhà ngày lễ Halloween ấn tượng nhất
- Những câu đố Tiếng Anh cho trẻ em về Halloween thú vị nhất
Halloween là lễ hội truyền thống của các nước phương Tây, được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm và gắn liền với những hình ảnh hóa trang đầy kinh dị, ma quái.
Ở nước ta, lễ Halloween không phải là một ngày lễ truyền thống nhưng cũng đã dần trở nên phổ biến đối với hầu hết các lứa tuổi bởi sự độc đáo, thú vị của những bữa tiệc hóa trang vô cùng hấp dẫn.
Trong không khí Halloween vui vẻ đang đến gần, cha mẹ đừng quên “tận dụng cơ hội” để cùng bé khám phá truyền thuyết về ngày Halloween đầy thần bí, ly kỳ mà lại chứa đựng nhiều ý nghĩa giáo dục hay dưới đây nhé:
Cùng bé khám phá truyền thuyết về ngày Halloween
Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất mà bây giờ là Anh Quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch.
Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì xưa kia, ở vùng đất Ireland có một chàng trai xấu xa, keo kiệt, bủn xỉn tên là Jack. Anh ta không muốn chơi với bất cứ ai vì sợ họ nhòm ngó của cải, tiền bạc của mình, dân làng cũng chẳng ai muốn chơi với anh ta.
Jack chỉ có một người bạn là một con quỷ trông coi địa ngục, hai tên này thường chơi đùa với nhau vào những đêm trăng thanh, gió mát.
Một hôm, trong lúc con quỷ kia đang đi quấy nhiễu, phá phách làng xóm, nó bị các pháp sư bắt được và giam giữ. Jack đã phát hiện và tìm cách giải thoát cho con quỷ. Để trả ơn, con quỷ hứa sẽ không bắt linh hồn của Jack xuống địa ngục.
Khi Jack chết, linh hồn xấu xa của anh ta không được thiên đường chấp nhận, địa ngục cũng chẳng đón tiếp linh hồn của anh vì lời hứa năm xưa. Jack đành phải lang thang cô khổ trên thế gian lạnh lẽo.
Quỷ thấy tội nghiệp Jack mới lấy một quả bí ngô, lấy hết ruột, cho một ít than hồng vào trong và khoét vài cái lỗ để duy trì lửa cháy sưởi ấm cho Jack trong hành trình lang thang vô định của anh ta trên thế gian.
Từ đó, người Ireland gọi Jack Hà Tiện là Jack of the Lantern hay còn gọi là Jack Lồng Đèn và cuối cùng là biến thành Jack-O’Lantern.
Và cứ mỗi khi lễ hội Halloween đến là người Ireland khoét ruột củ cải tròn, củ khoai tây theo gương mặt của người láu cá và đặt ở gần bệ cửa sổ ra vào để xua đi những hồn ma vất vưởng như Jack Hà Tiện.
Sau đó, phong tục này được du nhập vào Hoa Kỳ, từ củ cải, khoai tây, mọi người tại đây bắt đầu chuyển dần sang quả bí ngô – một loại đặc sản với thân hình đủ lớn để mọi người có thể tỉa tót khuôn mặt của chàng Jack Hà Tiện năm xưa.
Ý nghĩa cho bé sau truyền thuyết về ngày Halloween
Ý nghĩa giáo dục
Sau khi cùng bé khám phá truyền thuyết về ngày Halloween và những tập tục xoay quanh lễ hội này, cha mẹ có thể đưa ra một số kinh nghiệm và bài học cho trẻ như sau:
- Thứ nhất, không nên sống tham lam, ích kỷ và chơi với kẻ xấu như chàng Jack;
- Thứ hai, khi sống cần phải có hàng xóm, láng giềng, phải có niềm tin vào cuộc sống, tôn kính tổ tiên và các tiền nhân;
- Thứ ba, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, luôn có sự cho đi và nhận lại, chúng ta cần phải cho đi để được nhận lại …
Ý nghĩa nhân văn
Đào sâu hơn truyền thuyết về ngày Halloween, cha mẹ sẽ dễ dàng tìm thấy nét nhân văn trong câu chuyện. Đó là, Jack tuy chỉ là nhân vật tưởng tượng nhưng thật ra đó là sự ẩn dụ nhắm tới những hiện thân trong cuộc đời. Sau những sai lầm khi còn sống, Jack trở thành một cô hồn, không có chỗ dung thân.
Lễ hội truyền thống – Halloween đã dành cho Jack trọn vẹn một ngày để trở về với cõi dương. Trong ngày này, Jack có thể vui chơi thoải mái, vì người sống khi ấy đã hóa trang thành ma quỷ giúp linh hồn của Jack có chỗ trà trộn, xua đuổi sự cô đơn.
Ý nghĩa của các biểu tượng Halloween
- Mèo đen: Theo quan niệm từ thời Tiền Trung Cổ, nhiều phụ nữ lớn tuổi sống một mình bị buộc tội là phù thủy và mèo cưng của họ bị cho là những con vật ma quỷ, hầu cận.
- Đèn lồng Jack-O'-Lanterns: Người Celt tin rằng đặt đèn lồng bí ngô bên ngoài sẽ giúp các linh hồn lạc lối tìm đường về. Ban đầu, đèn được khắc bằng củ cải, với những khuôn mặt đáng sợ để xua đuổi các linh hồn độc ác. Sau đó, bí ngô được sử dụng thay thế.
- Dơi: Theo truyền thuyết, nếu một con dơi bay vào nhà bạn trong lễ Halloween, đó là dấu hiệu nhà bạn bị ma ám.
- Nhện: Nhiều người tin rằng nhện cũng có liên quan đến các phù thủy, vì nếu một con nhện rơi vào ngọn nến đang cháy, thì gần đó có phù thủy.
- Phù thủy: Ban đầu, phù thủy được xem là biểu tượng của sự thông thái, thay đổi và sang mùa. Nhưng theo thời gian, hình ảnh của họ đã biến thành những bà già điên rồ, độc ác.
- Cây chổi của phù thủy: Theo quan niệm cổ thì phù thủy thường già và nghèo khổ, không đủ tiền mua ngựa và phải đi bộ với sự hỗ trợ của gậy chống. Lâu dần, cây gậy được thay thế bằng chổi và trở thành món đồ trang trí được ưa chuộng vào dịp Halloween.
- Hóa trang và đi xin kẹo: Ở Mỹ, việc hóa trang đi xin kẹo trở thành truyền thống trong lễ Halloween từ cuối những năm 1950. Truyền thuyết cho rằng việc hóa trang giống như ma quỷ sẽ khiến các linh hồn tin rằng bạn là một trong số họ và không làm tổn hại đến bạn.
- Màu sắc của lễ Halloween: Hai màu truyền thống của lễ hội này là cam và đen, biểu tượng cho mùa thu và mùa thu hoạch. Trong đó, màu cam tượng trưng cho mùa màng và lá đổi màu, trong khi màu đen tượng trưng cho sự ra đi của mùa hè và sự chuyển mùa.
Các hoạt động xoay quanh truyền thuyết về ngày Halloween
Bước sang thế kỷ XVIII, XIX, người Ireland đã mang theo Lễ hội Halloween cùng những truyền thuyết, tập tục truyền thống của mình nhập cư vào Mỹ. Sau một thời gian dài hòa trộn, tiếp biến và lan tỏa, lễ hội này đã trở thành mùa lễ hội đặc sắc với những trò chơi nổi tiếng.
1. Trò chơi “Trick or treat"
“Trick or treat" (nghĩa là: Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi). Với trò chơi “trick or treat”, những người tham gia trò chơi, thường là trẻ em, sẽ hóa trang thành các hình dạng ma quỷ, cầm đèn lồng quả bí ngô đi đến gõ cửa các nhà hàng xóm, láng giềng và nói “trick or treat”.
Để tránh bị chơi xấu (trick) bằng những trò đánh lừa của trẻ con, những người láng giềng thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo, trái cây và đôi khi là những đồng xu nhỏ nữa.
Trò chơi “apple bobbing” (ăn táo nổi)
Đối với trò chơi ăn táo nổi “apple bobbing”, người ta cho những quả táo nổi lên trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn, những người tham gia trò chơi phải sử dụng răng của họ để gắp các quả táo ra khỏi bồn, chậu. Ai lấy được nhiều táo hơn thì người đó sẽ thắng và nhận phần thưởng.
Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô Jack-O’-Lantern)
Lễ hội đèn lồng cũng bắt nguồn từ truyền thuyết về Jack keo kiệt trong câu chuyện trên. Theo đó, để tránh gặp phải Jack thì người dân Ireland đã làm những chiếc đèn bằng củ cải và đặt chúng ngoài cửa trong mùa Halloween.
Cũng vì thế mà trẻ em ở Ireland lúc đó, thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô sáng hơn bí đao nên sau này, đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng bên trong vào lễ Halloween
Như vậy, ngoài truyện kể cho bé ngày Halloween và những đặc trưng cơ bản về lễ hội này được giới trên đây, còn rất nhiều phim ngắn và clip giải trí vui nhộn, nổi tiếng, mang chủ đề Halloween (đến từ: Peppa Pig, Pinkfong, Cocomelon, Little Baby Bum, Blippi...) đang chờ các bé khám phá trên ứng dụng ICANKid.
Để ngày Lễ Halloween của con thêm trọn vẹn, cha mẹ hãy tải ứng dụng và hướng dẫn bé truy cập ngay nhé!