Bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái thì phải làm sao 2 ?

  • Thứ sáu, 22/10/2021

Bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái, dạy trước quên sau, chữ viết thì nguệch ngoạc… khiến nhiều phụ huynh căng thẳng. Tuy nhiên, có 90% nguyên nhân của việc này là do cha mẹ chưa tìm được phương pháp giáo dục cho con phù hợp.

>> Xem thêm:

Tại sao bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái?

Dù đã bước vào năm học mới được gần một tháng, nhưng nhiều bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái, vẫn lúng túng không thể nhớ được một số mặt chữ trong tiếng Việt. Thậm chí, nhiều bé vừa đánh vần xong, cha mẹ quay lại hỏi chữ này là chữ gì đã không trả lời được rồi đọc xuyên tạc, hay đọc không giống với nội dung bài giảng của cô.

Điều này khiến nhiều phụ huynh không kiềm chế được đã chọn cách dạy dỗ nghiêm khắc với con như: trách mắng, trừng phạt và so sánh bé với “con nhà người ta”. Tuy nhiên, để nhìn vào thực tế thì có đến 90% nguyên nhân của tình trạng này không nằm ở phía các bé, mà là do cha mẹ chưa sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp.

Nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi dạy bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái.  Nguồn ảnh: Nguyễn Loan.
Nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi dạy bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái.

Cụ thể:

- Thiếu thời gian thích nghi: Học sinh lớp 1 vừa chuyển từ môi trường mẫu giáo lên tiểu học, cũng giống như việc chuyển từ cấp "chơi" lên cấp "học". Vì thế, dù ở bất kỳ chương trình học nào thì các bé cũng đều mất ít nhất 1 học kỳ để thích nghi. Rất khó để cha mẹ yêu cầu bé tập trung học Tiếng Việt nề nếp, quy củ giống như các anh chị lớp lớn hơn, ngay từ những tuần học đầu.

- Cần nhẹ nhàng nhưng phải “đúng cách”: Tuổi này các con rất thích nhẹ nhàng nên cha mẹ cũng thế, phải thật bình tĩnh để tìm ra một phương thức kèm cặp vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả lại mang tính động viên, khen ngợi để bé cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi tiếp nhận thông tin. Từ đó, việc học mới  trở nên hứng thú khiến trẻ tiến bộ mỗi ngày, vì cảm thấy mình được ghi nhận.

- Áp lực “vô hình” gây tác dụng ngược: Bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái khiến nhiều cha mẹ vì quá lo lắng mà gây áp lực, bắt con phải học thuộc, viết đúng dòng, đúng chữ hay làm các phép toán liên tục 2-3 tiếng đồng hồ. Điều này không những chẳng mang lại kết quả mà còn dễ gây tác dụng ngược, khiến trẻ mất tập trung, dễ chán nản với việc học.

Vậy cha mẹ dạy con vào lớp 1 thế nào trong trường hợp này? Các bước dạy học chữ cái bao gồm những gì? Áp dụng tại nhà ra sao mà không làm ảnh hưởng tâm lý trẻ?

Giúp bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái tự tin, bứt phát

Để đồng hành cùng bé học Tiếng Việt, cha mẹ không cần phải "nhồi nhét", cũng không phải ép con đi học thêm trước khi vào lớp 1. Bởi vẫn những cách giúp bé nhận biết mặt chữ cái theo phương pháp vui chơi nhẹ nhàng, đơn giản dưới đây:

Chơi mà học, học mà chơi

Dạy con vào lớp 1 học đánh vần và tập đọc ở nhà, không cần ép trẻ phải nhất nhất tuân thủ các quy định. Có thể linh động tạo ra trò chơi, kể chuyện… để kích thích sự hứng thú từ chính bản thân trẻ, giúp bé đỡ nhàm chán.

Dạy con vào lớp 1 học đánh vần và tập đọc ở nhà nên chọn phương pháp  chơi mà học, học mà chơi. Ảnh: Sưu tầm
Dạy con vào lớp 1 học đánh vần và tập đọc ở nhà nên chọn phương pháp

Đặc biệt, trẻ con tò mò rất thích tìm hiểu và bắt chước người lớn nên khi được “chơi mà học” bé sẽ thấy được sự trân trọng, động viên, khích lệ để hoàn thành những gì cha mẹ mong đợi và tin tưởng ở mình.

Học chữ cái kết hợp với hình ảnh sinh động

Với các bé còn nhỏ tuổi, hình ảnh sẽ hỗ trợ trí nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Do đó, phương pháp dạy bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái không thể thiếu việc sử dụng hình ảnh trực quan trong cuộc sống.

Chẳng hạn chữ Ô thì chỉ cái ô; A thì chỉ hình con cá, E thì chỉ hình chiếc xe, hay chữ “a” có trong “con gà”… giúp bé nhớ nhanh và liên hệ thực tiễn rất tốt.

Trang bị bảng chữ cái

Vì tính tò mò, thích khám phá, cha mẹ có thể mua cho bé bảng chữ cái in trên giấy lớn để treo ở tường nhà, phòng. Hoặc mua bảng chữ cái điện tử có phát âm từng chữ cái khi chạm ngón tay vào để bé tiếp cận, nhận biết mặt chữ cái tự nhiên hơn mỗi ngày.

ICANKid giúp bé nhận diện, phân biệt tên gọi và cách phát âm của 29 chữ cái
ICANKid giúp bé nhận diện, phân biệt tên gọi và cách phát âm của 29 chữ cái

Tập đọc ở bất kỳ đâu

Không chỉ ở nhà cha mẹ mới có thể dạy bé tập đọc mà ngay cả khi chở con đi chơi, đi siêu thị, đi công viên… vẫn có thể dạy chữ bằng cách dùng ngón tay, chỉ vào những chữ cái in trên biển quảng cáo, quần áo, biển báo giao thông, chai nước để bé đọc theo không nhầm lẫn, lại dễ theo dõi và nhớ mặt chữ hơn.

Đừng quá khắt khe với phát âm chưa chuẩn

Đa số các bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái, thường hay đi kèm với việc phát âm chưa chuẩn. Nhưng đây lại chính là bước đệm đầu tiên khi bé học đọc và con trẻ sẽ mau chóng được sửa chữa, cải thiện trong suốt quá trình học tập và giao tiếp mà thôi. Vì thế, cha mẹ hãy mềm mỏng và khuyến khích  chứ đừng gây áp lực cho bé nhé!

Học qua các bài vè thiếu nhi, thơ ca đơn giản, dễ thuộc

Trẻ bước vào độ tuổi đi học thường rất thích bài vè thiếu nhi, thơ ca đơn giản với vần điệu dễ thương, nghe vui tai, dễ nhớ. Do đó, trong các buổi học Tiếng Việt ở lớp 1, 2, các thầy cô cũng thường tổ chức các buổi học cho bé “trồ tài sân khấu”.

Thế nên, cha mẹ có thể tìm những bài vè thiếu nhi, thơ ca đơn giản, phổ biến và dễ thuộc trong sách mầm non, hoặc các bài viết Internet để có thêm tư liệu dạy con nhé.

Đọc sách, kể chuyện cho bé hàng ngày

Đọc sách, kể chuyện rất tốt cho thói quen của trẻ sau này, chưa kể đây cũng là phương pháp gián tiếp giúp bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái làm quen mặt chữ và sửa được phát âm chưa chuẩn.

Đọc truyện cho bé có hình ảnh dạy con biết phân biệt việc làm nào đúng, việc làm nào sai  (Trích truyện: Sự tích con khỉ trên ICANKid )
Đọc truyện cho bé có hình ảnh dạy con biết phân biệt việc làm nào đúng, việc làm nào sai

Vì thế, cha mẹ hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc truyện cổ tích, thiếu nhi đến sách nấu ăn, khoa học, động vật, tạp chí,… cho bé. Và nhớ, vừa đọc vừa chỉ để con thấy những chữ cái trong sách. Điều này giúp trẻ có khả năng nhận biết thêm nhiều âm tiết, khơi dậy sự yêu thích của trẻ đối với chữ cái và sách.

Sử dụng ICANKid - làm quen Tiếng Việt “tất cả chỉ trong một ứng dụng”

Hiện nay, có nhiều ứng dụng dạy bé học chữ cái hiệu quả nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến ICANKId - ứng dụng “Chơi mà học” cho bé từ 2 - 6 tuổi, sử dụng được trên tất cả các thiết bị điện thoại và máy tính bảng.

Chương trình làm quen Tiếng Việt mà ICANKid được phát triển và kiểm định bởi các chuyên gia trong ngành Giáo dục nên tương thích với mục tiêu giáo dục lứa tuổi mầm non của Bộ Giáo dục & Đào tạo.  

Giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ cách phát âm chữ a (in thường) bằng ngôn ngữ hình thể của diễn viên nhí
Giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ cách phát âm chữ a (in thường) bằng ngôn ngữ hình thể của diễn viên nhí
Giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ cách phát âm chữ A (in hoa) bằng ngôn ngữ hình thể của diễn viên nhí
Giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ cách phát âm chữ A (in hoa) bằng ngôn ngữ hình thể của diễn viên nhí

Ứng dụng được thiết kế cho bé có hình ảnh đầy màu sắc, âm thanh rõ ràng, vui tai. Giúp bé chuẩn bị nền tảng sẵn sàng cho việc học đọc và viết qua các hoạt động trò chơi video học chữ, bài hát, điệu nhảy, các bài thơ, đồng dao, ca dao.

Đặc biệt, chỉ với 1 tài khoản ICANKid, cha mẹ có thể thực hiện được 7 giải pháp nêu trên cho bé vào lớp 1 chưa thuộc bảng chữ cái đó. Quả là tiện ích khi “tất cả trong một” phải không nào?

Như vậy, việc dạy Tiếng Việt cho con vào lớp 1 là nỗi lo không của riêng ai nên hy vọng những mẹo nhỏ vô cùng hiệu quả trên, sẽ giúp cha mẹ có những phương pháp phù hợp nhất để bé nhà mình học thuộc bảng chữ cái, tự tin bước vào các năm học tiếp theo. Chúc cha mẹ thành công!