Thạc sĩ Giáo dục người Mỹ gốc Việt chia sẻ bí kíp giúp trẻ từ 2 - 6 tuổi học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
Bàn luận về chủ đề giúp trẻ từ 2 - 6 tuổi học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, Thạc sĩ Giáo dục người Mỹ gốc Việt, Đinh Thu Hồng đã có buổi trò chuyện và "bật mí" nhiều thông tin vô cùng bổ ích với ICANKid
Xem thêm:
- ICANKid có gì đặc biệt hơn app học Tiếng Anh cho bé thông thường?
- Khám phá ứng dụng đọc truyện cho bé bổ ích nhất hiện nay
- Bí quyết vừa chơi vừa học Tiếng Anh cho bé 3 tuổi
Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Vì thế, ở các thành phố lớn, nhiều ông bố bà mẹ đã chạy theo trào lưu, đầu tư cho con học tiếng Anh từ rất sớm (thậm chí chưa đến 1 tuổi), với suy nghĩ trẻ sẽ nói được tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.
Với tư cách là một trong những nền tảng "Chơi mà học" chỉ trong 1 ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam. ICANKid không chỉ đặt nặng trách nhiệm sản xuất và phát triển sản phẩm mà còn tích cực tìm kiếm, kết nối với các chuyên gia giáo dục để cùng cha mẹ xây dựng môi trường học tập và giải trí đa dạng, chất lượng, an toàn dành riêng cho trẻ nhỏ tại Việt Nam.
Theo đó, ICANKid đã có buổi trò chuyện với Thạc sĩ Giáo dục người Mỹ gốc Việt, Đinh Thu Hồng - Tác giả của 2 cuốn bestseller của Nhã Nam: “Học kiểu Mỹ tại nhà” và “Học STEM kiểu Mỹ tại nhà” để giúp cha mẹ giải quyết câu hỏi: Làm sao để trẻ từ 2 - 6 tuổi học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai?
Cô Đinh Thu Hồng hiện đang công tác tại khu Gwinnett, bang Georgia, Hoa Kỳ song cũng đồng thời phụ trách đào tạo và diễn giả cho hàng loạt buổi hội thảo, tập huấn cùng phụ huynh, giáo viên ở cả 2 nước (Việt Nam và Mỹ) nổi bật như: Trung tâm Văn hoá Mỹ, trường PTLC Wellspring, Vinschool, Victory, trường Thực nghiệm, Đoàn Thị Điểm…
Để giúp cha mẹ khai thác trọn vẹn tiềm năng phát triển tri thức, ngôn ngữ và cảm xúc của con ngay từ những năm tháng đầu đời, Thạc sĩ Hồng đã bật mí với ICANKid một số thông tin mà chắc chắn cha mẹ nào cũng rất quan tâm dưới đây:
1. Nuôi dạy trẻ trong độ tuổi 2-6 tuổi, có lưu ý quan trọng nào mà phụ huynh thường bỏ qua không?
Có lẽ bố mẹ Việt hơi thiên về nội dung học thuật, kiến thức các môn học nên ít để ý đến những kỹ năng mềm như biết làm theo hướng dẫn (follow directions) và nghe lời thầy cô hay các hoạt động xen kẽ giữa học thuật và giải trí hay thư giãn trí óc (brain breaks).
2. Trẻ trong độ tuổi này thường sẽ có tâm lý như thế nào?
Đây là lứa tuổi phát triển nhanh của trẻ, đặc biệt là khả năng suy nghĩ và nhận thức, nhất là có ý nghĩ mang tính biểu tượng.
Về mặt trí nhớ, các em thực sự bắt đầu có khả năng tiếp nhận, lưu trữ và hồi tưởng thông tin khi lên 3 tuổi nhưng khái niệm về thời gian đối với các em vẫn còn chung chung, như các em dùng từ “yesterday” cho sự việc xảy ra từ tháng trước chứ không phải ngày hôm qua.
Nhìn chung, trẻ tuổi này có suy nghĩ “tự kỷ ám thị”, tức là tin rằng ai cũng có quan điểm, suy nghĩ, sở thích giống mình. Ví dụ nếu bé thích chocolate thì ai cũng thích chocolate, hay nếu mọi người đang lấy bánh quy thì bé cũng phải lấy bánh quy. Một phần biểu hiện nữa của suy nghĩ này là các bé thể hiện “animism”- cho rằng thiên nhiên hay đồ vật có những đặc tính giống con người, như các em nói rằng mặt đất làm con ngã.
Suy nghĩ phi logic của lứa tuổi này còn thể hiện ở khả năng phân loại của các em. Các em chưa hiểu được rằng có nhiều cách phân loại khác nhau cho cùng 1 vật. Ví dụ các em hay nói có nhiều bạn con gái hơn tổng số học sinh trong lớp, hay không muốn ăn hoa quả nhưng lại muốn ăn lê; hay khái quát hoá như gọi tất cả những con vật 4 chân là chó, rồi tất cả những ai tóc bạc đều là bà ngoại.
Lứa tuổi này là giai đoạn tập trung nhất của sự phát triển biểu tượng ở trẻ. Việc dùng biểu tượng giúp các em có khả năng dùng 1 vật để đại diện cho vật khác như chữ “dog” thay cho con chó thật, hình vẽ hay hình bản đồ thay cho một địa danh... Vì vậy hãy khuyến khích các em dùng hình ảnh, hình vẽ, từ.
Đây cũng là lứa tuổi thích chơi trò tưởng tượng với những người bạn tưởng tượng. Có không ít phụ huynh cho rằng có bạn tưởng tượng là biểu hiện đáng lo ngại, bất thường. Thực tế thì ngược lại - những đứa trẻ có thể nghĩ ra những người bạn tưởng tưởng là những đứa trẻ có khả năng phát triển trí tuệ cao hơn và thích nghi tốt hơn, hoà nhập và chan hoà hơn so với những đứa trẻ không có bạn tưởng tượng .
3. Phương pháp chơi mà học có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ và cảm xúc ra sao?
Trẻ được học qua hoạt động “chơi” theo nghĩa mở rộng. Triết lý giáo dục và phương pháp này sẽ tạo hứng thú và đam mê cho các em, từ đó tự duy trì được nhu cầu khám phá, tìm hiểu thêm thông tin mà các em đang học, đang được giới thiệu và đang quan tâm.
Theo Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, cách để tạo hứng thú, đam mê cho trẻ bao gồm:
- Bắt đầu từ ngay khi còn bé: tận dụng phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Các em khó phân biệt được đâu là học đâu là chơi, từ đó có thể học trong mọi hoàn cảnh và tình huống.
- Kết hợp, thực hiện hoạt động học một cách đa dạng như hát, kể chuyện, đóng kịch... Và những cách này không chỉ áp dụng cho môn văn mà còn cho nhiều môn học khác.
- Luôn gắn những kiến thức trong trường với thực tế đời sống. Như Toán học ở quanh ta, ví dụ như nhìn cửa sổ, quả bóng,... đó chính là những khái niệm hình học. Hay đi mua hàng, cách sắp xếp mặt hàng trong siêu thị, cách tính toán đồ,...chính là những khái niệm của phép cộng và phép nhân.
4. Luôn đặt câu hỏi cho những vấn đề, tình huống để con tự giải quyết hay cùng con giải quyết.
5. Luôn khuyến khích động viên chia sẻ: lời động viên hết sức quan trọng vì sẽ giúp các em tự tin hơn, có tư duy cởi mở và cầu tiến hơn.
6. Kết hợp, thực hiện hoạt động học một cách đa dạng về các chủ đề phù hợp với tâm lý lứa tuổi như về tình bạn, nhất là tình bạn với các con vật, đồ vật; về những trò nghịch không tưởng; về những vần điệu dễ thương; về những chữ số, chữ cái, màu sắc, hình dạng; về những món ăn, đồ vật xung quanh các em.
Như vậy, với những kiến thức, trải nghiệm và phương pháp giáo dục mà Thạc sĩ Đinh Thu Hồng đã chia sẻ từ một nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới trên đây, chắc chắn cha mẹ đã ít nhiều nắm được thông tin hữu ích để cùng con trải nghiệm học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai rồi phải không nào?
Hoặc nếu cha mẹ vẫn chưa tự tin đồng hành cùng con học Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thì cũng đừng lo, hãy để ICANKid cùng con tự học ở nhà cũng ngoan như ở trường nhé!