Bé làm quen nhóm chữ cái a, ă, â dễ dàng hơn với ICANKid
Nếu cha mẹ vẫn chưa tin bé có thể làm quen nhóm chữ cái a, ă, â dễ dàng hơn với ICANKid, vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé:
Với trẻ trong giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi, việc làm quen với hình dáng, cách phát âm các chữ cái, cách sắp xếp các chữ cái thành tiếng, thành từ … là hoạt động có ý nghĩa rất lớn với trẻ vì ở độ tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu đầu có thái độ tích cực, tò mò, và hứng thú đối với việc đọc và viết.
Trong giai đoạn này cha mẹ nên hướng dẫn trẻ làm quen dần với bảng chữ cái theo các nhóm chữ có nhiều nét tương đồng như (a, ă, â); (o, ô, ơ); (e, ê); (u, ư) ….
Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy con làm quen với nhóm chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Tiếng Việt là (a,ă, â) bằng ứng dụng ICANKid.
1. Nhận diện, ghi nhớ hình dáng và cách phát âm chữ cái a, ă, â
Đầu tiên, cha mẹ cho con xem lần lượt các video “Chữ cái dễ thương| Chữ A”; “Chữ cái dễ thương| Chữ Ă”; “Chữ cái dễ thương| Chữ ”; trên ứng dụng ICANKid. Trong mỗi video, trẻ sẽ học cách nhận diện và ghi nhớ hình dáng của các chữ cái a, ă, â; phân biệt chữ cái a, ă, â (in thường) và chữ cái A, Ă,  (in hoa) đồng thời ghi nhớ cách phát âm.
2. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái a, ă, â
Cha mẹ cần giúp con so sánh sự giống và khác nhau giữa ba chữ cái a, ă, và â. Điều này giúp trẻ không bị nhầm lẫn các chữ cái với nhau mặc dù có nhiều nét tương đồng.
- Giống nhau: Chữ cái a – ă – â đều có 1 nét cong tròn khép kín và 1 nét sổ thẳng.
- Khác nhau: Chữ a không có dấu, chữ ă có dấu giống cái mũ đội ngược, chữ â có dấu giống cái mũ đội xuôi.
3. Cùng con liên kết các chữ cái a, ă, â với môi trường xung quanh
Việc liên kết các chữ cái được học với môi trường xung quanh trẻ sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn và dần học được các từ nhanh hơn. Mặc dù chưa đọc được từ nhưng trẻ cũng đã hiểu được nghĩa của các từ đó.
Ví dụ, trong video về chữ cái a đã giúp trẻ nhận diện được chữ a trong các cụm từ “con cá”, “hà mã”; video về chữ cái ă giúp trẻ nhận diện chữ ă qua các cụm từ “đắp chăn”, “quàng khăn”, video về chữ cái â giúp trẻ nhận diện chữ â qua các cụm từ “cái ấm”, “cái cân”…
4. Trò chơi với chữ cái a, ă, â cùng con
Các trò chơi kích thích sự tương tác phản ứng sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ và sự nhanh nhạy của trí não. Do đó sau khi trẻ làm quen với các chữ cái a, ă, â, cha mẹ có thể cùng tạo ra một số trò chơi đơn giản với các chữ cái này.
Ví dụ, cha mẹ có thể cùng con tìm các chữ cái a, ă, â trong tên của con, tên bố mẹ hay tên người thân, hay cùng con trang trí một bức tranh với các chữ cái a, ă, â.
Tóm lại, chương trình học Tiếng Việt của ICANKid sẽ chuẩn bị nền tảng sẵn sàng cho trẻ học đọc và viết.
Trẻ có thể nhận diện, phân biệt tên gọi và cách phát âm của 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt (bao gồm in hoa, in thường); biết cách ghép vần đơn giản giữa phụ âm, nguyên âm và thanh dấu; xây dựng nhận biết từ nối thành câu, đọc chữ viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và hình thành hành vi “viết” qua hình thức tô lại chữ cái.
Những bài viết khác
Quà tặng bộ ebook đặc biệt dành cho
khách hàng đăng ký gói trọn đời
TRỊ GIÁ 499K
- Sách Toán tư duy
- Bộ Ghép vần Tiếng Việt
- Bộ lịch Giáo dục sớm cùng ICANKid
Khuyến mãi chỉ còn
1
0
2
2
4
4
0
0
0
0
0
0
0
0