Thường xuyên hỏi trẻ những câu hỏi này để con tự bảo vệ bản thân thật tốt

  • Thứ năm, 06/01/2022

Khi trẻ vào giai đoạn thích tìm tòi mọi thứ, cha mẹ cần bắt đầu dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Các lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ biết cần dạy con những gì và như thế nào để bé biết tự bảo vệ mình.

Khi mới sinh ra, đứa trẻ nào cũng nhận được sự bao bọc kỹ càng của cha mẹ và những người thân yêu nhất. Gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, ngoài môi trường gia đình.

Giai đoạn từ 4 đến 12 tuổi con dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, con thích tự khám phá mọi thứ nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới

Trong khi đó, cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.

10 câu hỏi kiểm tra kỹ năng tự bảo vệ bản thân và ứng phó với các tình huống xấu dưới đây cha mẹ nên dạy cho bé từ khi còn ở độ tuổi mẫu giáo để con tự bảo vệ bản thân thật tốt:

1. Có người lớn xa lạ yêu cầu giúp đỡ, con có giúp đỡ không?

Chúng ta luôn được giáo dục rằng phải giúp đỡ người khác. Thế nên cách giúp trẻ nhận thức điều này vô cùng quan trọng, để trẻ vẫn biết giúp đỡ người khác nhưng biết tỉnh táo trước những lời dụ dỗ nguy hiểm.

Cần cho trẻ biết khi nào nên giúp người lớn, khi nào thì nên bảo vệ mình
Cần cho trẻ biết khi nào nên giúp người lớn, khi nào thì nên bảo vệ mình

Hãy nói cho trẻ những chi tiết phi lý như việc người lớn tại sao phải nhờ trẻ con trong khi họ có thể tự làm hoặc chúng ta đôi khi cần từ chối vì sự an toàn của mình phải đặt lên trước nhất.

2. Con làm gì khi có người ít thân hoặc bạn bè rủ về nhà họ chơi?

Trẻ luôn cho rằng đó là việc bình thường và thậm chí là thích thú. Tuy nhiên, cha mẹ nên chỉ dẫn cho trẻ không chỉ vì sự an toàn của con mà còn vì phép lịch sự nữa. Có nhiều trẻ đến nhà bạn chơi trong khi cha mẹ của bạn không hoan nghênh, hoặc ít nhất là họ đang không hoan nghênh trong thời điểm đó.

3. Nếu con ở nhà 1 mình, con được phép mở cửa cho ai?

Đây là lúc dạy con về việc tự bảo vệ mình khi ở nhà 1 mình. Hãy cho con danh sách những người an toàn để con có thể mở cửa. Thậm chí với 1 số người thân cũng nên hạn chế nếu như cha mẹ không chắc họ có làm con mình an toàn hay không. Nhiều trường hợp xâm hại đến từ người thân khi trẻ ở nhà 1 mình.

4. Con làm gì khi đang chờ thang máy và có những người lạ đến gần?

Đi chung thang máy với người lạ là điều tối kỵ trong những khu vực kém an ninh. Nếu không chắc chắn thang máy đó an toàn, hãy khuyên con từ chối đi cùng và bảo: "Con đang chờ cha mẹ đang tới".

5. Con làm gì nếu phát hiện người lạ đi theo?

Giúp con biết việc con cần tới ngay những chỗ đông người như 1 quán ăn, 1 siêu thị hay 1 nhà người dân gần đấy là cần thiết. Sau đó, cần gọi điện cho cha mẹ ngay.

6. Con sẽ làm gì khi bạn bè rủ ra sông, ao hồ chơi?

Những tai nạn đuối nước luôn là mối nguy hại thường trực. Dù trẻ đã được học bơi nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ an toàn. Hãy giúp trẻ nhận ra rằng, đi bơi cần có sự giám sát của người lớn và đặc biệt là cách để từ chối mà không cảm thấy thua kém bạn bè hay xấu hổ vì không dám đi.

7. Con sẽ làm gì khi có người lạ cho bánh kẹo?

Bằng cách hỏi câu này, cha mẹ có thể dạy con về việc không nhận quà của người lạ. Hãy tận dụng cơ hội này để chia sẻ với con về những tình huống xấu có thể xảy ra khi con nhận quà từ người lạ.

Con sẽ làm gì khi có người lạ cho bánh kẹo?

8. Con sẽ làm gì nếu ở nhà 1 mình và có người lạ cố tìm cách cạy cửa đột nhập vào nhà?

Câu trả lời thường thấy là gọi 113 báo cảnh sát nhưng câu trả lời thực sự đúng là gọi điện cho cha mẹ vì khi gọi 113, màn hỏi đáp sẽ mất thời gian. Cha mẹ có thể cùng con lên những tình huống xấu nhất để cùng tập dượt với nhau.

9. Con sẽ làm gì nếu vô tình lọt vào giữa đám đông?

Nếu lọt vào giữa đám đông, hãy bình tĩnh và dần dần di chuyển men theo dòng người ra phía ngoài, tuyệt đối không được di chuyển ngược chiều đám đông. Nếu đang đi cùng người khác, đừng nắm tay mà hãy bảo người đó giữ vai mình để di chuyển.

10. Con sẽ làm gì nếu thấy khói từ ổ điện bay ra hoặc trong nhà có mùi gas mà không có người lớn ở nhà?

Giống như tình hống "con ở nhà 1 mình và có người lạ cố tìm cách cạy cửa đột nhập vào nhà", việc gọi 114 không phải là ưu tiên hàng đầu. Cha mẹ hãy cùng con tập dượt cách thoát ra khỏi nhà nhanh nhất.

Bài viết trên đã nêu ra một số kỹ năng bảo vệ bản thân thiết yếu cho trẻ mầm non. Hy vọng sau khi đọc xong, cha mẹ sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích để áp dụng vào cách giáo dục trẻ tự bảo vệ mình.

Để học thêm nhiều điều bổ ích về kỹ năng sống mỗi ngày, cha mẹ và bé hãy tải ngay ứng dụng ICANKid để cập nhật những kiến thức thú vị nhất nhé!

Ứng dụng ICANKid dành cho bé

Quà tặng bộ ebook đặc biệt dành cho

khách hàng đăng ký gói trọn đời

TRỊ GIÁ 499K
  • Sách Toán tư duy
    Sách Toán tư duy
  • Bộ Ghép vần Tiếng Việt
    Bộ Ghép vần Tiếng Việt
  • Bộ lịch Giáo dục sớm cùng ICANKid
    Bộ lịch Giáo dục sớm cùng ICANKid

Khuyến mãi chỉ còn

1

0

ngày

2

2

4

4

giờ

0

0

0

0

phút

0

0

0

0

giây
Ứng dụng ICANKid dành cho bé