TOP 8+ trò chơi trí tuệ cho trẻ sắp lên lớp 1 "vừa học vừa chơi" cả tuần không chán

  • Thứ ba, 22/03/2022

Thực tế đã chứng minh, các trò chơi trí tuệ cho trẻ ở giai đoạn từ 2 - 6 tuổi có thể quyết định đến sự phát triển của bé, giúp con tự tin bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học. Vì thế, cha mẹ lưu ngay 8+ trò chơi trí tuệ dưới đây để bé sắp lên lớp 1 "vừa học vừa chơi" cả tuần không chán nhé:

Xã hội càng cải tiến và phát triển, thì gánh nặng trên vai phụ huynh lại càng nặng nề, nhất là trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non chuẩn bị lên lớp 1.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều cha mẹ đang kỳ vọng con em mình sẽ phát triển, thông minh, khoẻ mạnh toàn diện. Nhưng lại chủ quan để bé tùy tiện chơi với "điện thoại" hay "tivi". Trong khi, các trò chơi thông minh cho trẻ ở giai đoạn này mới chính là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của bé, để con rèn luyện các khả năng: nhận biết, tư duy, phản xạ,... tự tin bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học.

Các trò chơi thông minh cho trẻ ở giai đoạn này mới chính là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của bé
Các trò chơi thông minh cho trẻ ở giai đoạn này mới chính là yếu tố quyết định quan trọng đến sự phát triển của bé

Vì thế ngoài việc chuẩn bị và bổ sung các kiến thức cho con vào lớp 1, thì  cha mẹ hãy áp dụng danh sách các trò chơi dưới đây để bé trải nghiệm nhé:

Xếp hình

Đây là một trong những trò chơi quen thuộc đối với bất cứ bạn nhỏ nào. Mặc dù vậy nhiều cha mẹ lại không hề biết rằng trò chơi xếp hình tuy đơn giản này lại giúp con phát triển tư duy toán học cực kì tốt. Thông qua trò chơi xếp hình, bé phải lựa chọn, cân nhắc, suy nghĩ làm sao để ghép hình này với hình kia, làm thế nào để xếp được hình có nghĩa. Bằng cách này, tư duy hình học của bé đã gián tiếp được rèn luyện, phát triển.

Ngoài ra, khi chơi xếp hình cùng bé cha mẹ còn có thể hướng dẫn bé về kích thước, màu sắc, hình dạng của các hình chẳng hạn như đâu là hình vuông, hình tròn, hình nào to, hình nào nhỏ, dài ngắn... Mỗi ngày cha mẹ có thể cùng bé chơi xếp hình trong khoảng 10 phút, chắc chắn tư duy hình học của bé sẽ được củng cố và cải thiện rõ rệt đấy.

Xếp hình có rất nhiều loại khác nhau. Ban đầu mẹ có thể cho bé xếp hình khối (gỗ hoặc nhựa), sau đó khó hơn là xếp hình mảnh ghép (số lượng mảnh ghép tăng theo độ tuổi của trẻ), xếp hình lego...

Phân biệt đồ vật khác nhau

Việc tìm đồ vật khác nhau sẽ giúp bé phát triển khả năng tập trung, phát triển thị giác, kỹ năng quan sát và lưu trữ thông tin ngắn hạn nhiều hơn các mẹ tưởng. Ở mức độ đơn giản, cha mẹ có thể chuẩn bị 10 cái kẹo, 10 quả bóng nhựa nhỏ, 1 lọ đựng kẹo, 1 giỏ đựng bóng. Bỏ kẹo và bóng lẫn vào nhau. Sau đó bạn bỏ bóng và kẹo vào lọ và giỏ, rồi nói bé cùng làm theo sao cho bỏ đúng chỗ (bóng và kẹo có thể thay đổi thành những đồ vật khác).

Việc tìm đồ vật khác nhau sẽ giúp bé phát triển khả năng tập trung, phát triển thị giác, kỹ năng quan sát và lưu trữ thông tin ngắn hạn nhiều hơn các mẹ tưởng.
Việc tìm đồ vật khác nhau sẽ giúp bé phát triển khả năng tập trung, phát triển thị giác, kỹ năng quan sát và lưu trữ thông tin ngắn hạn nhiều hơn các mẹ tưởng.

Với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể in các tranh tìm điểm khác nhau, từ dễ tới khó để cùng bé chơi. Các tranh này có trên mạng nhiều lắm. Hôm nào rảnh Tuyết sẽ post 1 bài tổng hợp 1 số tranh cho các mẹ.

Giải mê cung

Không phải tự nhiên mà trò chơi này xuất hiện cực nhiều trong các sách báo ở lứa tuổi của trẻ. Với trò này, cha mẹ cũng có thể tìm ảnh các mê cung trên internet, sau đó in ra cho con chơi. Cha mẹ nên để con dùng bút màu để tô vào đường đúng, sẽ giúp con thấy thích thú hơn và làm quen nhiều hơn với màu sắc. Với trò này, hãy để con chủ động và cha mẹ chỉ theo dõi, đưa ra gợi ý, hướng dẫn con thôi.

Trò chơi đoán truyện

Đối với các cha mẹ có con nhỏ thì việc đọc truyện cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ chắc không còn là việc gì lạ lẫm. Tuy nhiên, để giúp bé phát triển tư duy, các cha mẹ hãy “nâng cấp” những câu chuyện hằng đêm lên một bậc nhé. Để giúp bé phát triển khả năng suy luận và tư duy của mình hãy cùng bé chơi trò chơi đoán cốt truyện. Đây chắc chắn là một trong những cách phát triển khả năng sáng tạo của bé cực kì hiệu quả.

Mỗi tối, cha mẹ hãy kể cho bé nghe những câu chuyện quen thuộc về hoàng tử, công chúa, nàng tiên, thế giới động vật... vừa kể vừa giúp bé hình dung ra cốt truyện. Sau đó một vài ngày, cha mẹ hãy thay thế tên các nhân vật rồi kể lại một câu chuyện tương tự. Thi thoảng hãy dừng lại hỏi bé xem câu chuyện sẽ tiếp tục thế nào, với ấn tượng về câu chuyện một vài ngày trước, khả năng tưởng tượng của bé sẽ khiến bạn bất ngờ. Bên cạnh đó, trong quá trình kể chuyện, cha mẹ hãy chú ý phân tích các hình tượng nhân vật như nàng tiên tốt bụng, mụ phù thuỷ độc ác, chính nghĩa luôn chiến thắng... Điều này không chỉ giúp bé phát triển khả năng tư duy mà còn định hình sự phát triển nhân cách của bé sau này nữa đấy!

Truy tìm đồ vật

Trò chơi này khá đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị sẵn một số vật dụng, đồ chơi khác nhau như búp bê, robot, ô tô điện, quạt giấy, khăn bông, gối… và cất giấu chúng ở các nơi khác nhau trong nhà. Sau đó giả vờ cần đến chúng và nhờ trẻ đi lấy cho mình, trẻ tìm được vật nào thì sẽ có thưởng. Chơi trò này trẻ sẽ phát triển kỹ năng đi lại, vận động nhanh nhẹn, khéo léo, suy đoán nơi tìm đồ vật…

Chơi trò này trẻ sẽ phát triển kỹ năng đi lại, vận động nhanh nhẹn, khéo léo, suy đoán
Chơi trò này trẻ sẽ phát triển kỹ năng đi lại, vận động nhanh nhẹn, khéo léo, suy đoán 

Điểm lưu ý là với trẻ còn nhỏ 3, 4 tuổi, các mẹ nên giả vờ cho trẻ thấy những nơi mình cất dấu đồ vật hoặc chỉ giới hạn phạm vi cất đồ vật trong một phòng nhỏ, để không quá gây khó khăn cho trẻ.

Tự tạo đất nặn

Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị bột gạo, nước, dầu ăn, muối, màu thực phẩm và một chiếc mâm nhựa hay inox lớn, tham khảo thêm cách làm đất nặn trên mạng là đã có thể cho trẻ thỏa sức sáng tạo, làm ra các loại đất nặn với nhiều màu sắc. Khi đã có thành quả rồi, cha mẹ lại cùng trẻ nặn ra những con vật hay đồ dùng bằng đất nặn nữa nhé.

Trò chơi này giúp trẻ phát triển các kỹ năng nhào nặn, trộn lẫn, kết hợp các vật liệu khác nhau và đặc biệt sẽ giúp trẻ tìm hiểu về sự pha trộn màu sắc cực kì hiệu quả. Con sẽ biết trộn đỏ và vàng sẽ ra màu cam, trộn đen và trắng ra màu xám,... một cách trực quan chứ không phải đợi nghe lý thuyết trong giờ Mỹ thuật.

Xem phim

Thay cho hàng giờ xem Youtube thoải mái mà không học hỏi được nhiều, cha mẹ hãy lựa chọn một bộ phim thiếu nhi hoàn chỉnh để cùng con theo dõi từ đầu đến cuối. Điện ảnh - môn nghệ thuật thứ 7 sẽ là điểm đến mở ra những suy nghĩ và cảm xúc chân thực nhất của các thành viên trong gia đình. Xem phim cũng là hoạt động giải trí nhẹ nhàng cùng con mà cha mẹ có thời gian nằm thảnh thơi nghỉ ngơi. Cha mẹ cũng đừng quên đặt câu hỏi gợi ý, giúp con giải thích những chi tiết trong phim nếu con không hiểu hết.

Trò chơi vẽ trên giấy

Các bé luôn bị thu hút bởi những thứ có nhiều màu sắc tươi sáng và sặc sỡ. Do đó, các trò chơi trí tuệ cho trẻ em thường hướng bé tập trung tới màu sắc. Với trò chơi vẽ trên giấy, cha mẹ có thể lấy cho bé một tờ giấy và những chiếc bút màu xinh xắn để bé thỏa sức sáng tạo theo những gì bé yêu thích. Hoặc cha mẹ có thể ở cạnh và gợi ý cho bé những chủ đề gần gũi để vẽ như: vẽ gia đình, cây hoa, con vật, đồ chơi,...

Cha mẹ nhớ rằng luôn khuyến khích bé dù chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, bởi vì như vậy sẽ kích thích khả năng phát triển tư duy, sáng tạo và cảm nhận thế giới quan của bé.

Đầu tiên, cha mẹ hãy cho bé làm quen dần từ hai màu cơ bản, sau đó tăng số lượng màu lên giúp bé phân biệt màu sắc tốt hơn.

Hình vẽ của các bé mầm non thường sẽ không giống với đối tượng, bé sẽ vẽ thừa hoặc thiếu nhiều chi tiết hoặc tỷ lệ không đúng bởi vì bé thường sẽ tập trung vẽ những điểm khiến cho bé chú ý trước.

Cha mẹ hãy cho bé làm quen dần từ hai màu cơ bản, sau đó tăng số lượng màu lên giúp bé phân biệt màu sắc tốt hơn.
Cha mẹ hãy cho bé làm quen dần từ hai màu cơ bản, sau đó tăng số lượng màu lên giúp bé phân biệt màu sắc tốt hơn.

Do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do sự yêu thích màu nên bé sẽ sử dụng màu tùy tiện. Vì vậy, thường các bé sẽ sử dụng màu yêu thích để miêu tả đối tượng thay vì diễn tả màu chân thực của nó. Các bé sẽ mô tả những điều bé cảm thấy đẹp đẽ và hứng thú qua những màu sắc tươi sáng, rực rỡ, nét vẽ cẩn thận. Tác dụng của trò chơi là:

  • Trò chơi vẽ trên giấy giúp bé tăng cường kỹ năng quan sát, kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng
  • Qua trò chơi bé tăng tính tích cực, khả năng tư duy sáng tạo.
  • Bộc lộ cảm xúc của bé qua những bức tranh
  • Phát triển các thao tác tư duy và phát triển tri giác của bé
  • Tăng cường khả năng nhận biết và phân biệt màu sắc cho bé

Hy vọng những trò chơi trên đây sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm, lựa chọn để luôn đồng hành cùng con trên hành trình chinh phục tri thức huy hoàng nhưng cũng đầy thử thách.

Giờ thì hãy tắt ngay điện thoại, máy tính và rủ rê con chơi bất cứ trò nào mà ICANKid vừa gợi ý đi nào, cha mẹ ơi. Hãy tận hưởng mọi giây phút được ở bên con vì những khoảnh khắc vô giá này sẽ không bao giờ trở lại khi con trưởng thành.

-------------------------

Đồng hành cùng bé tự tin vào lớp 1, cha mẹ hãy:

👉🏼 Tải ứng dụng ICANKid tại https://icankid.vn/install

👉🏼 Tìm hiểu ICANKid tại https://icankid.vn/

Ứng dụng ICANKid dành cho bé

Quà tặng bộ ebook đặc biệt dành cho

khách hàng đăng ký gói trọn đời

TRỊ GIÁ 499K
  • Sách Toán tư duy
    Sách Toán tư duy
  • Bộ Ghép vần Tiếng Việt
    Bộ Ghép vần Tiếng Việt
  • Bộ lịch Giáo dục sớm cùng ICANKid
    Bộ lịch Giáo dục sớm cùng ICANKid

Khuyến mãi chỉ còn

1

0

ngày

2

2

4

4

giờ

0

0

0

0

phút

0

0

0

0

giây
Ứng dụng ICANKid dành cho bé